Tết năm sau, vợ tôi lấy lý do mang thai để không về quê chồng. Tôi không nghĩ vợ giận chuyện năm trước mà tin là cô ấy lo cho con.
Đến khi vợ tôi sinh, mẹ tôi lên thành phố phải ở nhà thông gia. Bà đi ra đi vào đều bị soi mói, con dâu lại không cho bế cháu. Lúc này, mẹ tôi dần nhận ra những khó khăn mà con trai đối mặt khi sống cảnh ở rể.
Tết năm tiếp theo, vợ tôi nói con còn nhỏ, không muốn về quê chồng ăn Tết. Cô ấy sợ ở quê muỗi nhiều, vệ sinh kém, xa bệnh viện…
Nhịn vợ, thương con, tôi gọi điện thoại báo bố mẹ: “Tết này, vợ chồng con lại không về được…”. Mẹ tôi chỉ ừ à qua chuyện, kêu tôi giữ gìn sức khỏe lo cho vợ con.
Năm nay, tôi quyết tâm phải về quê ăn Tết. Thế nhưng, ngày 25 Tết, vợ tôi than mệt trong người. Tôi bảo đi khám, lấy thuốc uống nhưng cô ấy không chịu.
Tôi đoán cô ấy giả vờ để tránh về quê chồng. Thế nên, tôi nói vợ không cần về, một mình tôi về thăm bố mẹ cũng được.
Vậy mà, vợ tôi giận dỗi, trách tôi bỏ vợ con lúc ốm đau. Tôi định vạch chiêu giả ốm của vợ thì bố mẹ vợ từ trên lầu bước xuống. Bố vợ nhìn tôi, rồi nói: “Con cứ về với bố mẹ. Con gái của bố thì để bố chăm”.
Tôi chết đứng, không nói thêm được câu nào. Nén nước mắt vào trong, tôi dìu vợ về phòng, nấu cháo cho cô ấy ăn.
Trong lúc chờ vợ ăn, tôi gọi điện thoại cho mẹ. Mẹ bắt máy, tôi nghẹn ngào không biết nói gì.
Xúc động, tay tôi không cầm nổi điện thoại. Tôi mở loa ngoài, đặt điện thoại xuống giường, cố lấy lại bình tĩnh.
Mẹ như hiểu khoảng lặng khó nói của con trai. Bà lên tiếng dù tôi chưa mở lời: “Tết này bận việc không về được phải không con? Không về được thì thôi, bố mẹ ở quê vẫn khỏe. Lúc nào rảnh, con đưa vợ con về chơi”.
Tôi chưa kịp trả lời thì nghe tiếng của bố bên kia đầu dây: “Sao bà không nói bà bệnh, nằm liệt giường mấy bữa nay? Bà bệnh mà còn ráng sên mứt gừng, mứt dừa chờ vợ chồng nó về ăn… Tụi nó không có về đâu mà trông với ngóng…”.
Bố tưởng tôi đã tắt máy nên thoải mái trò chuyện. Tôi nghe từng lời của bố mà nước mắt giàn dụa.
Mẹ tắt điện thoại, tôi cảm nhận hơi ấm trên vai mình. “Em thấy đỡ rồi. Vợ chồng mình đi siêu thị, em mua ít đồ về quê ăn Tết với bố mẹ”, thì ra vợ đặt tay lên vai tôi.
Tôi quay lại, ôm chầm lấy vợ. Tôi định cảm ơn thì vợ tôi lí nhí: “Em xin lỗi anh. Em đã quá ích kỷ”.
Khi viết những dòng này, tôi đang ở quê, cùng vợ canh nồi bánh tét cho mẹ. Mẹ tôi bồng cháu nội, khoe khắp xóm. Bà khen vợ tôi khéo chăm con, thằng bé kháu khỉnh đáng yêu.
Mắt tôi cay xè không phải tại khói bếp mà bởi hạnh phúc đang dâng lên, ngập tràn lồng ngực ấm…
Độc giả Minh Trung
Ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số của Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng diễn biến này không quá bất ngờ. Nếu theo dõi trong cả năm nay, thị trường đã có cơn sóng lớn vào đầu năm nhưng nhanh chóng kết thúc vào tháng 3 và có vài điểm nhấn đến tháng 6. Sau đó, từ tháng 6-11, chứng khoán luôn trong xu hướng giảm.
"Dựa trên nhiều phương pháp bắt đáy, cơ hội đang đến rất gần cho nhà đầu tư", ông nêu quan điểm.
Chuyên gia này chỉ ra thị trường đang có một số dấu hiệu thể hiện điều này. Đầu tiên là P/E (giá thị trường trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu). Trong bất kỳ thị trường xấu, dù đến mức nào, định giá theo P/E cũng chỉ về mức 10-11 lần. Điều này xảy ra ở năm 2016, trước khi bước vào sóng tăng mạnh 2016-2017 hay lần thứ hai vào năm 2020, trước đợt sóng Covid và lần thứ ba là năm 2022 khi có câu chuyện về trái phiếu. Hiện tại, VN-Index đang ở mức 11 lần theo P/E.
Nếu dựa trên định giá P/B (giá thị trường trên giá trị sổ sách), thị trường sẽ có một số điểm hỗ trợ cứng tại 1.155 điểm. Nếu thị trường về khu vực này, ông Đức cho rằng sẽ có sóng hồi.
Phương pháp cuối cùng là dựa vào chỉ số sợ hãi (RSI). Số lượng cổ phiếu giao dịch dưới RSI 30 lên mức 20-25% là ngưỡng sợ hãi cao độ của thị trường. Trước đợt giảm hiện tại, đồ thị đang ở mức 10% và ông cho rằng sau phiên 19/11 có thể đã dâng lên 20% và sẽ nhanh chóng lên 25-30%. Nhìn vào lịch sử, trong thị trường hoảng loạn gần nhất vào năm 2022, số lượng cổ phiếu giao dịch dưới RSI 30 lên đến 50%. Trong bối cảnh bình thường, tỷ lệ này dâng lên 30% đã xuất hiện sóng hồi.
Ở khu vực 1.200 điểm, nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng tín hiệu hỗ trợ chưa rõ nét. Tuy nhiên nếu bước vào vùng quá bán dưới ngưỡng kể trên, thị trường sẽ có thể kiểm tra động lực hỗ trợ của dòng tiền. "Tín hiệu cung cầu trong vùng quá bán này sẽ có tác động đến diễn biến tiếp theo của chứng khoán", nhóm phân tích VDSC dự báo.
Những nhận định trên dần được kiểm chứng trong phiên giao dịch hôm nay. Trong buổi sáng, VN-Index bị đẩy về thủng mốc 1.200 điểm khi lực bán ồ ạt xuất hiện. Tuy nhiên, thị trường không quá hoảng loạn mà đã cải thiện sau đó chỉ một tiếng khi lực cầu bắt đáy gia nhập khá tích cực.
Cuối phiên, chỉ số được nâng lên trên 1.216 điểm, tức tăng hơn 11 điểm. Thanh khoản cải thiện tốt khi ghi nhận hơn 17.800 tỷ đồng, cao hơn 34% so với hôm qua.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI hướng lên từ vùng thấp, tuy nhiên chỉ báo MACD (đường trung bình động hội tụ phân kỳ) chưa cho tín hiệu tạo đáy cho thấy xác suất rung lắc vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ. Tuy nhiên với việc thanh khoản đã có sự gia tăng đáng kể và sự tham gia chủ động của lực cầu, nhóm phân tích này kỳ vọng thị trường sẽ đi ngang tích lũy để củng cố lại động lực và dần cân bằng trở lại.
Chương trình gồm hai phần: Lễ thả hoa đăng và biểu diễn nghệ thuật, trong đó điểm nhấn đặc biệt là lễ thả hoa đăng - 10 tiếng chuông chiêu vọng, như lời nguyện cầu hôm nay của người dân mong ước về một đất nước hòa bình, không còn chiến tranh.
Phần nghệ thuật gồm 3 chương: Xe chưa qua, nhà không tiếc, Những bông hoa bất tử vàĐồng Lộc thênh thang đường mới.
Đan xen trong chương trình là các phóng sự: Sức mạnh của quân với dânkể các câu chuyện huyền thoại xe chưa qua, nhà không tiếc của làng Hạ Lội, xã Tiến Lộc; chuyện người lính Trung đoàn Cao xạ 210 chỉ trong 147 ngày phải chiến đấu 1.760 trận; những lão nông Can Lộc bước ngay lên mâm pháo làm pháo thủ; câu chuyện về sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái Đồng Lộc ngày 24/7/1968...